Tư vấn phát triển sản phẩm

Phát triển sản phẩm

Sản phẩm chính là cốt lõi của doanh nghiệp. Sản phẩm cần được phát trển từ khi thành lập doanh nghiệp và phải liên tục được phát triển để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng, để bắt kịp với kỹ thuật mới, công nghệ mới và để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới là một điều đầy rủi ro và nhiều sản phẩm mới đã gặp thất bại.

Có hai cách phát triển sản phẩm

Một là mua sản phẩm từ người khác. Điều nầy có thể là mua sản phẩm và bán ra với nhãn hiệu của riêng mình, hoặc mua thiết kế, công thức sáng chế hoặc mua giấp phép sản xuất một sản phẩm của người khác.

Hai là tự phát triển sản phẩm bằng các hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) của doanh nghiệp mình.

Qui trình phát triển sản phẩm mới

– Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới.

Có thể xuất phát từ hoạt động của bộ phận nghiên cứu, phát triển (R&D), sáng kiến từ các nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học, nhân viên xưởng sản xuất, nhân viên kinh doanh để phát triển sản phẩm dựa trên những thành tựu, ưu thế về công nghệ, khoa học kỹ thuật. Hoặc do nghiên cứu sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, thị trường để phát triển sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu (mới) của khách hàng.

– Sàng lọc những phát kiến.

Qua giai đoạn tìm kiếm phát kiến có thể thu được nhiều đề xuất, ban lãnh đạo cần sàn lọc lấy những phát kiến hay, loại bỏ những phát kiến kém.

– Phác thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm.

Một phát kiến hay cần được phát thảo thành một ý đồ cụ thể về sản phẩm. Phát thảo sản phẩm cần được thăm dò với khách hàng để thu lại những ý kiến phản hồi nhằm cải tiến cho phù hợp với ý muốn của khách hàng hơn.

– Phác triển chiến lược marketing của sản phẩm.

Phác thảo về chiến lược marketing sơ bộ cho sản phẩm mới.

– Phân tích triển vọng hiệu quả kinh doanh.

Phần nầy doanh nghiệp phân tích và phác thảo sơ bộ về tiềm năng thị trường, chi phí đầu tư, giá bán ra, giá thành sản xuất và dự kiến lợi nhuận, qua đó để biết sản phẩm mới có đạt yêu cầu về mục tiêu kinh doanh của công ty hay không.

– Phát triển sản phẩm.

Bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) sẽ nghiên cứu từ những ý đồ phác thảo để thiết kế cho ra một sản phẩm cụ thể đạt được những yêu cầu về tính năng, nhu cầu của người tiêu dùng.

– Thử nghiệm thị trường.

Giai đoạn nầy sản phẩm được thử nghiệm thực tế với người tiêu dùng trước khi được đưa vào sản xuất đại trà.

– Tung sản phẩm mới vào thị trường.

Giai đoạn thử nghiệm thị trường giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có đủ cơ sở để kết luận có nên tung sản phẩm mới vào thị trường hay không. Nếu doanh nghiệp quyết định tung sản phẩm vào thị trường, doanh nghiệp cần xác định thời gian sản xuất, chọn thị trường để tung sản phẩm trước v.v.

Chu kỳ thị trường của sản phẩm

Một sản phẩm khi tham gia thị trường thì cũng có một chu kỳ đời sống như cuộc đời một con người, có ngày tham gia thị trường thì sẽ có ngày rút lui khỏi thị trường. Chu kỳ thị trường đầy đủ của một sản phẩm được chia ra làm 5 giai đoạn:

– Tung ra thị trường

– Phát triển

– Trưởng thành

– Thoái trào

– Suy giảm

Từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm trên thị trường, người ta áp dụng những chiến thuật khác nhau.

Sản phẩm mới dễ thất bại

Nhiều sản phẩm mới được đầu tư rất tốn kém nhưng vẫn có thể gặp thất bại, chẳng hạn như sản phẩm Edsel của Ford gây thiệt hại 350 triệu đô la, RCA thiệt hại 580 triệu đô la vào sản phẩm đầu video SelectaVision, New Coke của Coca Cola, Polarvision của Polaroid …

Người ta thống kê là có đến 80% sản phẩm tiêu dùng nhanh mới bị thất bại, sản phẩm công nghiệp mới thất bại 30%.

Tại sao sản phẩm mới thất bại?

Có thể ý tưởng về sản phẩm là tốt nhưng do đánh giá quá cao nhu cầu thực tế của thị trường. Hoặc do sản phẩm thực tế không được thiết kế tốt như mong muốn. Hoặc có thể do sản phẩm mới không được định vị thích hợp trên thị trường. Cũng có khi do việc cho ra đời sản phẩm mới bị hối thúc, trong khi các dữ liệu nghiên cứu thị trường chưa được thu thập đầy đủ. Hoặc do chi phí phát triển sản phẩm mới quá cao, thị trường không thể chấp nhận được. Hay do đối thủ cạnh tranh kịp thời tung ra sản phẩm tương tự trước.

Do có quá nhiều sản phẩm mới gặp thất bại, doanh nghiệp phải học cách làm cách nào để đưa sản phẩm mới vào thị trường một cách thành công. Doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm từ các sản phẩm thành công để tìm ra điểm chung. Cách khác là học những bài học mà các sản phẩm thất bại đã phải trả giá.

Tóm lại để có thể phát triển một sản phẩm mới thành công, doanh nghiệp phải hiểu khách hàng mình muốn gì, hiểu thị trường, hiểu đối thủ cạnh tranh và phát triển một sản phẩm mang lại giá trị ưu việt cho khách hàng.

Cuối cùng, nếu doanh nghiệp cần tìm ý tưởng phát triển sản phẩm hay tìm mua lại các sản phẩm để kinh doanh, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ tư vấn phát triển sản phẩm của Asadolaw với chi phí tính bằng tiền mặt hoặc chia sẻ cổ phần. Đó là lựa chọn sáng suốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0911770011
SMS: 0911770011 Message facebook Zalo: 0911770011